Chăm sóc mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2
Menu

Chăm sóc mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Tam cá nguyệt là gì?

Tam cá nguyệt là khoảng thời gian ba tháng trong suốt thai kỳ, bao gồm ba giai đoạn: tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa), và tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối). Mỗi giai đoạn đánh dấu những thay đổi quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn mẹ bắt đầu cảm nhận rõ sự phát triển của bé yêu và cũng là lúc mẹ cần chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn. Việc thăm khám thai định kỳ, bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ sẽ giúp mẹ vượt qua giai đoạn này một cách khỏe mạnh và an toàn.

cham-soc-me-bau-giai-doan-tam-ca-nguyet-thu-2

Tam cá nguyệt thứ hai – 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 14 – 27)

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, hay còn gọi là 3 tháng giữa thai kỳ, kéo dài từ tuần 14 đến tuần 27. Đây là một trong những giai đoạn đặc biệt của thai kỳ, khi cơ thể mẹ trải qua nhiều thay đổi rõ rệt. Ở chặng này, mẹ có thể cảm thấy thoải mái hơn so với những cơn ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng lại đối mặt với những thay đổi khác về thể chất và cảm xúc.

Những thay đổi trên cơ thể mẹ trong tam cá nguyệt thứ hai

  1. Đường linea nigra xuất hiện: Một đường thẳng sẫm màu chạy từ rốn đến vùng kín.

  2. Da mặt xuất hiện đốm sẫm màu: Một số vùng da trở nên tối hơn, đặc biệt là quầng thâm quanh mắt và bầu ngực.

  3. Rạn da: Các vết rạn có thể xuất hiện ở ngực, bụng, đùi và mông.

  4. Đau lưng và vùng chậu: Mẹ có thể cảm nhận cơn đau lưng dưới và vùng chậu kéo dài.

  5. Chuột rút ở chân: Tình trạng chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm, có thể trở nên thường xuyên hơn.

Các bệnh lý có thể gặp trong tam cá nguyệt thứ hai

  1. Tiểu đường thai kỳ
    Đây là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy cơ cao cho cả mẹ và bé, bao gồm sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, và trong một số trường hợp phải mổ lấy thai. Bé có nguy cơ phát triển thai to, thai chết lưu hoặc sảy thai nếu bệnh không được kiểm soát tốt.

  2. Thai lưu
    Thai lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển trong tử cung. Một số dấu hiệu nhận biết thai lưu bao gồm đau bụng, ra máu, nước ối rò rỉ, không cảm nhận được cử động của thai nhi và không nghe được tim thai.

Sự phát triển của bé qua từng tuần giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn sự phát triển của bé cưng.

Những điều mẹ cần làm trong tam cá nguyệt thứ hai

  1. Khám thai định kỳ
    Mẹ nên khám thai vào các tuần 14-18, tuần 19-23 và tuần 24-28 để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Các xét nghiệm quan trọng bao gồm siêu âm 3D/4D và nghiệm pháp dung nạp glucose để kiểm tra tiểu đường thai kỳ.  Lịch trình kiểm tra thai kì trong giai đoạn này gồm có:

    • Kiểm tra huyết áp, bề cao của tử cung, vòng bụng của mẹ, sự phát triển cân nặng, chiều cao của thai nhi theo từng tháng.

    • Xét nghiệm NIPT hoặc Triple test nếu như mẹ chưa làm những xét nghiệm này trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

    • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra đái tháo đường, tiền sản giật, viêm bàng quang,…

    • Từ tuần thai thứ 16 đến 22, mẹ nên siêu âm đầu dò âm đạo để có thể kiểm tra độ dài của tử cung. Từ tuần thai thứ 10 đến 26, mẹ nên siêu âm hình thái để có thể kiểm tra sự phát triển cơ quan của thai nhi. 

  2. Dinh dưỡng hợp lý
    Tam cá nguyệt thứ hai yêu cầu mẹ bổ sung thêm dinh dưỡng, bao gồm vitamin, protein, canxi và thực phẩm giàu chất xơ. Mẹ cần uống đủ nước để duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ hãy tham khảo thêm: chế độ dinh dưỡng thai kỳ cho bà bầu 

  3. Theo dõi thay đổi của cơ thể
    Những thay đổi về da, tóc, và cơ thể mẹ bắt đầu rõ rệt hơn trong giai đoạn này. Mẹ nên chú ý chăm sóc làn da để ngăn ngừa rạn da và giữ mái tóc chắc khỏe.

  4. Tập thể dục
    Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như yoga cho bà bầu hay bài tập sàn chậu, sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe, kiểm soát cân nặng, và giảm đau lưng. Theo đó, phụ nữ đang mang thai được khuyến khích nên tập luyện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội. Đặc biệt, các bài tập yoga sẽ giúp cho mẹ bầu ở kỳ tam cá nguyệt thứ hai giảm các chứng đau cơ và căng thẳng. 

    Việc tham gia lớp học yoga dành cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe mà còn giúp trao đổi kinh nghiệm khi mang thai dành cho mẹ. 

  5. Đọc sách và thai giáo
    Đọc sách giúp mẹ thư giãn và là một phương pháp thai giáo hữu hiệu, giúp bé phát triển trí não và cảm xúc.

  6. Tiêm chủng phòng uốn ván và cúm
    Mẹ nên tiêm phòng uốn ván để phòng ngừa nhiễm trùng khi sinh và bảo vệ bé. Việc tiêm phòng cúm cũng được khuyến khích theo hướng dẫn của bác sĩ.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Đánh giá
5 trên 5

(34 đánh giá)
Viết đánh giá
  • 5 sao 0
  • 4 sao 0
  • 3 sao 0
  • 2 sao 0
  • 1 sao 0

Tin liên quan
Xem thêm:

NGỌC THẢO MOM BABY CARE - CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ

Công ty TNHH Ngọc Thảo Mom Baby Care

Trụ sở chính: 295 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0317318722

Ngày cấp: 01/06/2022

Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Tuyên

Email: ngocthao@mombabycare.com.vn

Số điện thoại: 034 9791 522

Fanpage

Chứng nhận

DMCA.com Protection Status

Dịch vụ giao hàng

 

Kênh thương mại điện tử

 

Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH NGỌC THẢO MOM BABY CARE
messenger icon zalo icon Gọi ngay